Nguyễn Thụy Kha

nguyenthuykha.wordpress.com

NGUYỄN THỤY KHA- QUẢ CHÍN MUỘN TRÊN CAO

Posted by hienan trên Tháng Bảy 12, 2007

NGUYENTHUYKHA

Tôi chọn ngày sơn dịa bác của tôi  để phác thảo chân dung một người sơn địa bác. Đó là nhà văn Nguyễn Thuỵ Kha. Anh sinh giờ sửu ngày 16-08-Kỷ Sửu ( 07-10-1949). Cấu trúc Hà Lác của anh nhìn rất đơn giản, chỉ gồm hai loại quẻ đơn ghép lại là Cấn và Khôn, mà chỉ độc một quẻ Cấn, ghép với quẻ Khôn thành quẻ Sơn Địa Bác, còn lại là các quẻ Thuần Khôn. Sơn là Núi. Địa là Đất. Bác là tiêu mòn ( có nghĩa là Tan mất, là Rơi rụng). Sơn Địa Bác là quẻ Dịch  phản ảnh một thời bè lũ tiểu nhân tấn công quân tử, cái xấu làm tiêu mòn cái tốt( Chu công làm lời hào ví như cái giường hỏng dần, từ chân giường đến sát da người nằm). Là quẻ phản ánh thờo Âm thịnh Dương suy. Như vậy quẻ Bác là quẻ xấu. Tuy nhiên quẻ Bác không xấu với những người sinh vào tháng 9 có nguyệt lệnh là quẻ Bác, gọi là hợp mùa sinh. Nguyễn Thuỵ Kha sinh tháng tám giáp với tháng 9, ( chỉ còn một ngày là sang tiết Hàn Lộ là tiết lệnh tháng Chín) nên có thể coi là hợp mùa sinh.Mệnh hợp cách mức trung bình. lại có nguyên khi của Đất ở quẻ Cấn.
Mệnh Hoả đến 7 quẻ Khôn, là người đa tình, giàu cảm xúc, nhậy cảm gặp nhiều dịp thuận lợi cho cuộc sống. Hào chủ mệnh là hào 6 là hào đẹp nhất của quẻ, nói lên rằng chủ thể là một người quân tử ở giữa thời tiểu nhân đang thịnh và đang tấn công làm tiêu mòn dần quân tử ( chữ thời ở đây xin bạn đừng hiểu là thời cuộc, thời đại. Thời ở đây là một vận hội vũ trụ dành cho mỗi người). Như vậy quẻ Bác trở thành quẻ rất tốt đối với chủ thể cho biết đây là một quý nhân trong đời. là quý nhân nhưng vì ở thời Bác nên cũng không tránh khỏi tai ương, hình khắc, cả cô đơn nữa. Dù là người ưu tú trong xã hội, mà trong đời sống vẫn mang dấu ấn của sự không toàn v Người quẻ Bác là người luôn ở trạng thái đấu tranh chống những hiện btượng tiêu cựu xã hội, làm hỏng ngay các giường nằm của bản thân, là người biết rõ thế nào là xung đột âm dương, một bọn tiểu nhân (lượng là 5 hào âm) có thểlàm tiêu mòn người quân tử (lượng là một hào dương). Bạn đọc nào biết soạn cấu trúc Hà Lạc sẽ thấy mỗi chặng đường 6 năm hào âm quẻ Bác bao giờ cũng kết thúc bằng quẻ Quải. Quải là quả quyết, là quẻ hào dương quyết đấu, trừ một hào âm tiểu nhân. Vì vậy người quẻ Bác luôn sống trong trạng thái kịch tính, đầu chặng đường này là năm tiêu nhân làm tiêu mòn một quân tử, cuối chặng đường là năm quân tử quyết đấu một tiểu nhân, nếu là nhà văn thì thường có xu hướng miêu tả những cung đột khắc nghiệt trong đời sống.  Người quẻ Bác khi có những thành đạt trong cuộc sống, nếu ý thức được vận mệnh của mình thì bao giờ cũng coi đó là hào dương duy nhẩt trong quẻ Bác, giống như trái cây cuối cùng, duy nhất còn lại trên cây, vì vậy ăn là hết. Cần chăm sóc để cho trái chín, rụng xuống, hạt lại nảy mầm và có quả mới, để phúc lộc về sau. Người quẻ Bác có tượng Núi nằm trên Đất, nên bao giờ cũng có ý thớc vun đắp cho nên đất vững thì núi không đổ. Người quẻ Bác cũng là người có bạn, có quần chúng ủng hộ thường xuyên vẫn là người hình khắc, cô đơn.

 Tượng thiên nhiên đi vào khí chất, tính cách và cảm xúc của người quẻ Bác là Núi và Đất. Là ngươưì tích chứa kiến thức cao sâu, dày dặn, trọng hậu, như Núi, lại có tình thương người, nhu thuận, khoan dung, rộng rãi, nhân hậu, có sức sáng tạo, sinh sôi nảy nở như Đất. Là người có phúc lành của cha ông để lại, phúc rất dày, “ở nhà cao, đi xe dân chở “.

  Gặp tôi ở Đại hội nhà văn, Nguyễn Thuỵ Kha cho tôi giờ sinh và bảo tôi coi thử xem cấu trúc Hà Lạc của anh ra sao. Anh không hề biết mình là người Sơn Địa Bác. Vậy mà có thể nóinhững điểm tinh tuý của quẻ thẻ đã hiện lên trong hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Thuỵ Kha.

  Trước hết là ảnh hưởng của tượng Núi. Nguyễn Thuỵ Kha là người quê biển Hải Phòng. Thơ anh không ít lần nói về biển. Anh có cả một tập thơ tình mang tên Lúc ấy biển… Viết chân dung nhạc sỹ Văn Cao anh đặt tên tác phẩm là Văn Cao người đi dọc biển… Thế nhưng đọc cẩn thận tập Lúc ấy biển, tôi không thể không nói Nguyễn Thuỵ Kha: Anh viết về biển chỉ như để tra ơn nơi sinh ra mình mà thôi. Biển của anh hiền hoà lắm, như Đất ấy.Anh chót sinh ra với cái mệnh Núi nên thơ anh chắc chắn có vẻ đẹp khác thường của núi, cái trọng hậu, cái ngăn trở, cái chiều cao chiều sâu của núi, Có đúng thế không? Nguyễn Thuỵ Kha chỉ cười, ít lâu sau anh gửi cho tôi tập thơ thời máu xanh ( Nxb Hội Nhà Văn -Hà Nội – 1999) và hai trường ca: Gió Tây Nguyên (Nxb Quân Đội Nhân Dân – Hà Nội – 2000).

      Thời máu xanh là cuộc trình diễn về vận mệnh của Nguyễn Thuỵ Kha. tất cả các bài thơ được sắp xếp theo bốn bảng đại vận Tử vi mà có lẽ anh rất thành thạo. Ta thử xem anh suy nghĩ về vận mệnh của anh như thế nào.

                                                                Giật cửa tận đền đài

                                                                Chiến tranh

                                                                Lôi con người ra ngoài yên tĩnh

                                                                Một thế hệ lộn trái mình

                                                                Thành lính

 

                                                                Một thế hệ xuyên Trường Sơn

                                                                Mòn đường Năm Năm Chín

                                                                Những đường mòn dấu chân hằn trên trán

                                                                Bỗng một ngày…

                                                                Đại lộ Hồ Chí Minh

 

                                                                Một thế hệ hiến dâng chọn vẹn, hiến dâng vô danh

                                                                 Cắn chật răng không khóc

                                                                Cháy thành lửa, tắt thành vuông cỏ mọc

                                                                Chín muộn nhưng không thể chín tự nhiên

 

                                                                Những năm

                                                                         Những người lính

                                                                                  Những giọt máu xanh

                                                                Chảy lặng trên thân hình bán đảo…

                                                                                                ( Máu xanh – Thời máu xanh Sđd. Tr 9)

  Một tứ tuyệt thơ đẹp nảy sinh từ khí chất hào 6 dương quẻ Bác, lượng do người quân tử thời nay: thế hệ những người lính như những giọt máu xanh trên thân hình tổ quốc. Thế hệ xuyên Trường Sơn là dấu ấn của tượng Núi.Lại thêm hai chữ “chín muộn” khiến ta liên tưởngđến lời hào 6 quẻ Bác: “Còn một trái lớn trên cây”… (Tám chữ Hà Lạc… Sđd. Tr.185). Đất nước ta có cả một thế hệ như trái lớn trên cành không chín tự nhiên theo năm tháng, vì đã cống hiến những năm tháng đẹp nhất cho nghĩa lớn, nay như trái chín muộn, xin đừng hái xuống ăn … Chính là thế hệ Nguyễn Thuỵ Kha, 20 tuổi đang là sinh viên đại học, bỏ nhà trường ra chiến trường. Máu xanh được tác giả xếp vào cung mệnh của Tử vi, vô tình cũng thuộc một ông tổ là Trần Hy Di tiên sinh.

  Âm hưởng nhiều chiều của tượng Núi tại nguồn cảm xúc cho Nguyễn Thuỵ Kha, trăn trở lật xới suốt mấy chục năm liền.

  Núi trong mệnh Nguyễn Thuỵ Kha là Trường Sơn và Tây Nguyên.

                                                                Em dằng dặc cánh rừng hoang dại anh từng qua. Cây lá xạc xào

                                                                trên tóc. Suối uốn mình trên vòng tay eo. Em dữ dội thác ghềnh.

                                                                Em bí ẩn triền đá. Núi lớn trên ngực em đại dương trên ngực em.

                                                                                            (Gió Tây Nguyên Sđd. Tr32)

                                                                Cứ thế

                                                                Gió chà đi xát lại

                                                                Trên Tây Nguyên chiều cao trần trụi

                                                                Để tìm ra trung thực con người

                                                                Sống ở gió tâm hồn càng rộng rãi

                                                                Khuôn mặt ngẩng lên quên lốc quất bụi vùi

                                                                                             (Gió Tây Nguyên Sđd. Tr. 52)

Gió Tây Nguyên thể hiện theo cách của riêng Nguyễn Thuỵ Kha tất cả những gì Kinh Dịch đã khái quát về tượng núi: sự dày dặn, cao sâu, tích chứa:

                                                                Tự bao đời những ngọn nguồn của mẹ

                                                                Sinh ra Pô Kô sinh ra Đắc Krông

                                                                Lặng lẽ thác ghềnh

                                                                Phía Tây tuôn chảy

                                                                Những dòng sông tình thương không biên giới

                                                                Lại vòng về chín khúc Cửu Long

                                                                                              (Gió Tây Nguyên Sđd. Tr.38)

Uy nghiêm mà trọng hậu:

                                                                Ơi An Khê Mang Giang

                                                                Hai con đèo như hai cái nấc thang

                                                                Nối hôm nay với thuở máu xanh

                                                                Đưa ta tới căn nhà cao ngất

                                                                Tây Nguyên

                                                                Đưa ta lên chòi gác

                                                                Của sông núi Việt Nam.

                                                                                               (Gió Tây Nguyên Sđd. Tr 9)

                                                                … … …

                                                                Ghé rượu với ghé rượu lại đầy

                                                                M’ nhum một hơi rồi m’ nhum hai hơi

                                                                Cồng chiêng lung linh hoang sơ

                                                                Soang tung tai nghiêng ngả sương mờ

                                                                M’ nhum ba hơi rồi m’ nhum bốn hơi

                                                                Muốn nhập vào cây muốn hoà vào núi

                                                                                               (Gió Tây Nguyên Sđd. Tr51)

  Kinh Dịch nói đến Núi là nói đến sự ngăn trở. Cấn, Chữ Hán, nghĩa là ngăn. Trong gió Tây Nguyên ta thấy cái ngăn trở ấy ở khắp các trang thơ . Đó là núi cao chập trùng, ghềnh thác, rờng cây, ngày và đêm “núi ứa ra buốt giá”, “gió chà đi xát lại “. Đó là cái đói, những ngày xuyên rừng phá vây, “máu loang gùi gạo”, những đòi hỏi khốc liệt trong cuộc sống hàng ngày. Cả những ngang trái. Trong Gió Tây Nguyên tác giả dành một chương để nói về những đứa con lai. Đữa bé sinh ra trong đêm sương gió Tây Nguyên, sương gió Tây Nguyênchiếc nôi của nó.

  Cũng có cả một trang để nói về một lời rủ rỉ có sức níu kéo chân chiến sỹ “dấn thân thế là quá đủ”

                                                                Mình lựa chiều gió lồng

                                                                khôn như gió lẻn vào chiếm đoạt

                                                                cần biết nghêng người đúng lúc

                                                                để nhoài lên.

                                                                                 ( Gió Tây Nguyên. Sđd. Tr 34)

  Cuối bài trường ca tác giả ghi: Tây Nguyên 1975 – Hà Nội 1999. Có nghĩa Gió Tây Nguyên được viết trong 24 năm. Như một món nợ ân tình phải trả. Tôi chỉ xin nói thêm: như cái mệnh đã ẩn trong anhnó bắt anh phải làm một cái gì về Tây Nguyên.

                                                                Tôi từ những chồng sách cao ngọn núi giảng đường

                                                                 Đến chiến trường năm ấy

                                                                Mới thấy thực trong đời núi cao là vậy.

                                                                                  (Những đỉnh cao tôi gặp. Thời máu xanh. Sđd. Tr 80)

  Hơn một lần, anh và bạn bè, các chàng trai thành phố, nhập vào núi, coi mình như Núi:

                                                                Xốc lên vai chĩu nặng ba lô

                                                                 Mang quả núi nhập vaò dãy núi

                                                                                   (Những đỉnh cao tôi gặp )

                                                                Lên núi

                                                                Mới biết thêm một chiều cao

                                                                Cái chiều cao gác không thẻ có

                                                                Núi nhân hậu luôn nâng lên ngực nó

                                                                Những rừng cây cả ngọn cỏ mong manh

                                                                Chúng mình đây đồng đội quây quần

                                                                 Làm ngọn núi đứng trên ngọ núi

                                                                        ( Lên núi – Thời máu xanh Sđd. Tr.71)

                                            

                                                                        2

Truờng ca Năm tháng và Chiều cao chính là bài tráng ca về một thế hệ những giọt máu xanh len lách xuyên Trường Sơn, một thế hệ được tác giả coi như một một quả núi nhập vào dãy núi của tổ quốc. Tác coi thế hệ trước cách mạng và trước chiến tranh là thế hệ chín sớm, thế hệ trong cà sau chiến tranh là thế hệ chín muộn. Cả hai có chung một ý chí dâng hiến và hy sinh, họ rất khác nhau về nỗi niềm,                   .Bạn đọc cũng dễ dàng hiểu rằng tác giả xếp mình vào thế hệ chín muộn và đây là bản tráng ca về chính nỗi niềm và thân phận của mình. Bởi vậy, Gió Tây Nguyên thì đằm thắm về ân nghĩa, cao cả về ý chí, mà ở Năm tháng và chiều cao thì ruột rà về số phận, rung động về kỷ niệm. Cái chiều cao giờ đây không còn là đỉnh núi, mà là sự dâng hiến và hy sinh.

                                                                Anh ngày mai bay đến các hành tinh

                                                                Ngợp giữa bao la vũ trụ

                                                                Nhưng nếu có một lầnđứng trước Trương Sơn

                                                                Nh sẽ đầy bối rối

                                                                Dễ gì hiểu nổi

                                                                Bằng cách nào có thể căng những sợi dây

                                                                Cao hơn đỉnh rừng chót vót

                                                                Bằng cách nào nhận được

                                                                Nơi cỏ lút kia ẩn náu những nấm mồ

                                                                Mắc thời gian lá rụng xoá mờ

                                                                Những lọ thuỷ tinh giữ gìn địa chỉ

                                                                Còn nguyên trong thi thể bạn tôi

                                                                                              ( Năm tháng và chiều cao Tr.27)

                                                                Ngày ấy

                                                                Lừ đừ chiếc bè chuối rừng

                                                                Dạt vào bãi sỏi

                                                                Có người lính môi thâm đá suối

                                                                Sốt mê man

                                                                Những người đẩy bè run rét

                                                                Ướt toàn thân

                                                                Rút ngực bạn còn khô một tấm bản đồ

                                                                Người đón đợi bên bờ vừa tới

                                                                Ôm ghì nhau

                                                                Đất nước ghép nhau từ bao ô toạ độ này.

                                                                  (Tr. 29)

Là sự chín muộn cảy người lính

                                                                Cuộc chiến tranh không chịu ra khỏi tôi

                                                                Không chịu ra khỏi tôi khắc khổ một thời

                                                                Ngon nhất sáng ra khẩu phần cơm nguội

                                                                Thích đi bộ như người ở núi

                                                                Vẫn nhớ từng hớp nước hành quân

                                                                                              (Tr.61)

                                                                Không chịu mất trong tôi tình đồng đội một thời

                                                                Những lính  trẻ, những sinh viên binh nhì hăm hở

                                                                Ai còn hôm nay tóc đã ngả muối tiêu

                                                                Mắt đã mờ những cặp kính nhìn nhau

                                                                … … …

                                                                Nước mắt già đi, nụ cười già đi

                                                                Mà ký ức vẫn trẻ nhường kia

                                                                                               (Tr.63)

                                                                Chót trung thực như lính rồi thì gắng chịu đoạ đầy 

                                                                Lạc lõng giữa thời thị trường kinh tế

                                                                Niềm tin vàng ròng tiêu hết trơn sạch sẽ…

                                                                                               (Tr.62)

                                                                Chỉ mong một sớm mai tỉnh ngủ

                                                                Bỗng quên sạch sành sanh cả quá khứ muộn sầu

                                                                Bỗng tung tăng làm kẻ mới bắt đầu

                                                                Di động cầm tay lập công ty hữu hạn

                                                                Nhưng những cơn mơ đạn bom tôi có chống được đâu

                                                                Cứ hành hình từng đêm gặm nhấm

                                                                Day dứt thế nên tôi đành chín muộn

                                                                Như thế hệ tôi vườn thiêng mùa chiến tranh

                                                                                               (Tr.65)

  Than thở mà không hề tiếc nuối. Sẵn sàng vào trận mới mà không thanh thản. Bao trùm lên tất cả vẫn là niềm kiêu hãnh thế hệ, dù biết rằng mình chín muộn. Chín muộn nhưng vẫn sánh ngang với chín sớm. Cái chiều cao cuộc đời giờ đây là như thế.

  Người làm toán Hà Lạc còn nhận ra một tín hiệu: nếu Gió Tây Nguyên là âm hưởng của tượng núi trong quẻ Sơn Địa Bác, thì “Năm tháng và Chiều cao” còn ngân vang âm điệu của tượng Đất, chiếm vị trí chủ đạo trong cả chặng đường về sau của Nguyễn Thuỵ Kha. Bạn hãy ngắm cấu trúc Hà Lạc của nhà văn, sau quẻ Sơn Địa Bác có tới 3 quẻ Thuần Khôn. Trong Kinh Dịchquẻ Khôn có tượng là Đất. Đất là Mẹ, là những khí chất nhu thuận, hiền hậu, sinh nở,sáng tạo, bao bọc, bao dung.

                                                                Có phải vì mẹ khen

                                                                Tôi trẻ hơn trong quân phục xanh

                                                                Mà cứ muốn đứng lâu trước cửa

                                                                Nơi xưa ấy cây na vườn mình

                                                                Ngả bóng xuống chỗ hay nghịch cỏ

                                                                                            ( Tr.4)

  “Năm tháng và Chiều cao” đã mở đầu như thế. Và đây là hình ảnh những người lính thông tin trên đỉnh Trường Sơn:                                        

                                                                Những người lính gùi ngược dốc nghiêng

                                                                Vai chai lại sau nhiều lần rớm máu

                                                                Lưng chai lại sau nhiều lần rớm máu

                                                                Ôi đôi vai và tấm lưng

                                                                Từng quẩy lúa từng ghánh phân bón mạ

                                                                Từng mềm lại phút giây người yêu gục vào nức nở

                                                                Đã mang đi năm tháng Trường Sơn

                                                                Mang nhớ mang thương

                                                                Mang bạn

                                                                Mang bóng rừng

                                                                Đôi vai và tấm lưng

                                                                Đã quen giông bão

                                                                Đã dựng lên chiều cao không ngờ

                                                                Và đường dây niềm rung động của thơ

                                                                Sợi đàn của gió

                                                                                           (Tr. 30)

  Đấy là những người lính “hiền khô hạt gạo/ Mũ tai bèo lá sen mỏng manh” của đất mẹ.

                                                                … Đêm Trường Sơn đầu tiên

                                                                Lờ mờ đèn gầm xe trượt lầy dốc khỉ

                                                                Cô gái chỉ đường hay mẹ đến đứng đây

                                                                Bình minh cổng trời leo vách đá cành cây

                                                                Tay mẹ thoắt đưa khi con sắp ngã

                                                                Cơn khát khản khô đồi tranh vàng xém lửa

                                                                Nguồn xuối rì rào lời mẹ ru

                                                                Lòng rừng bao dung như lòng mẹ

                                                             ( Tr. 56)

                                                                Xin mẹ cứ đánh con bằng roi

                                                                Đứa con hư bặt tin, bặt tức,

                                                                Xin mẹ nguôi nỗi đau thắt ruột

                                                                Mỗi trận bom giặc trút xuống phố nhà

                                                                Mẹ ngỡ như trút vào con mình nơi xa

                                                                Con mẹ biết ngàn lần có thể

                                                                Chịu về mình tất cả trái bom kia

                                                                                        ( Tr. 58 )

  Năm 1982 mở đầu một chặng đường đẹp thứ hai, hào 5 quẻ Bác của Nguyễn Thuỵ Kha cũng là chặng đường cuối cùng của quẻ Bác: chặng đường hào 5 bảo rằng anh sẽ là người đứng đầu số đông hướng vè cái tốt lành. Riêng năm 1982 được quẻ Quang hào 5 nói về người quân tử tự xem xét mình, thấy mình mà thấy cả thiên hạ. Hà Lác dự đoán: Văn chương nổi tiếng ở bậc cao. Quả nhiên năm này Nguyễn Thuỵ Kha chúng giải nhì thi thơ báo Văn Nghệ, với bài Những giọt mưa đồng hành. Một người lính trú mưa dưới một mái hiên . Rồi anh đội mưa ra đi, hoà mình trong mưa.

                                                                Anh lẫn vào mưa lúc nào chẳng hiểu

                                                                Ngỡ mưa dệt nên anh

 Đó là những giọt mưa đi cùng người lính suốt cuộc đời. Và người lính cứ thế mà tự  quan sát mình, soi mình trong mưa và nhìn ra cả cuộc đời:

                                                                Có một đứa trẻ con từ trong tay anh chạy nhanh

                                                                Nhập vào đám trẻ con trần truồng

                                                                                                     đang hò reo giữa phố

                                                                Có một người nông dân từ trong anh hớn hở

                                                                Xoè tay đồng hạn đón mưa

                                                                Có một người lính Trường Sơn từ trong anh năm xưa

                                                                Vội vắt áo quần ướt mưa hơ lửa

                                                                Có một người … Có một người nữa

                                                                                          ( Những giọt mưa đồng hành.

                                                                Thời máu xanh. Sđd. Tr. 76 )

  Ngỡ như bài thơ đi ra từ hào 5 quẻ Quan. Cũng trong năm 1982 có một cuộc hội ngộ, chàng trai tài hoa thuộc thế hệ “chín muộn” gặp một quý nhân thuộc thời “chín sớm”. Nguyễn Thuỵ Kha kể:  Buổi chiều tối năm Nhâm Tuất 1982 buốt lạnh, xám sẫm như ùa ra từ bức tranh Những người ăn khoai của Van Gốc. Tôi và Trần Vũ Mai đang “nhâm nhi” tại quán Tiên Điền. Sau đó thêm nhạc sỹ Đặng Đình Hưng. Một lúc nữa, một ông già nhỏ thó, tóc cước, râu cước bước vào. Khi ông Hưng giới thiệu tôi mới biết đấy là Văn Cao. Cũng nghe ông Hưng giới thiệu về tôi, Văn Cao ông lấy tôi và nói: ” Tao ôm những giọt mưa đồng hành của tao”.

                                                                Để cho tôi có được giây phút đầu tiên đầy cảm động ấy, Văn Cao đã lặng lẽ , lầm lũi vượt qua chặng đường thời gian ngót 30 năm dằng dặc – một khoảng thời gian tưởng như đi chậm vài thế kỷ. Cũng chính lúc ấy, chúng tôi nhận nhau là đồng hương vì cùng ở Hải Phòng, là đồng môn vì cùng học ở trường Ngô Quyền, ( tức Bon-Na cũ). Và hơn hết là một tình vong niên. Chiều hôm ấy, chúng tôi uống khá say. Văn Cao uống từng nhấp chậm rãi. Ông ít nói và đôi khi vuốt râu. Bất chợt, ông đọc bài thơ “Người đi dọc biển”. (Những gương mặt âm nhạc thế kỷ. Viện âm nhạc xuất bản – Hà Nội -2000 Tr. 505)

  Một buổi chiểu của số phận. Tác phẩm Văn Cao người đi dọc biển đã hoài thai từ một buổi chiều như thế. Sau đó là nhiều cuộc trò chuyện với Văn Cao, nhiều cuộc song hành cùng ông trên các miền đất nước. Thức chất đó là cả một cuộc chuẩn bị cho một tác phẩm mà Nguyễn Thuỵ Kha ý thức rằng đây là một tác phẩm về mệnh của mình. Những việc chuẩn bị ấy nằm trong những năm cuối cùng của thời Bác. Bắt đầu từ năm 1987, Nguyễn Thuỵ Kha viết bài báo về Văn Cao. Cùng lúc hình thành dần ý tưởng về tác phẩm, nội dung và cấu trúc tác phẩm. Những năm ấy công cuộc đổi mới đất nước đang rạo rức chuẩn bị, viết chân thực và viết hay về Văn Cao  qua những cơn sóng giío dồn dập của cuộc đời là cả một thách thức. Mà chàng trai của thế hệ chín muộn thì không muốn dừng lại trước bất cứ khó khăn nào. Bởi anh đã biết thế nào là núi cao. Nhưng dù sao cũng phải đợi sang một thời kỳ mới của đời anh, thời Thuần Khôn, với hào 3 tuyệt đẹp, bắt đầu từ năm 1988, công việc sáng tạo mới bắt đầu.

  Có lẽ đó cũng là đỉnh cao kết thúc thời Sơn Địa Bác, bước sang thời Thuần Khôn của Nguyễn Thuỵ Kha. Năm 1992 Nhà xuất bản Lao động phát hành “Văn Cao người đi dọc biển”. Tôi cầm cuốn sách trong tay, đọc một mạch vì tôi cũng vốn yêu Văn Cao. Tác phẩm như bước ra từ thăm thẳm cuộc đời xung động của một hiệp sỹ – nghệ sỹ đa tài, giữa một thời cách mạng xung đột. Sau khi đã nghiên cứu Kinh Dịch có dịp đọc lại cuốn sách lại thấy thêm một tầng cảm nhận. Rằng cái mệnh quẻ Bác đã dẫn dắt ngòi bút của Nguyễn Thuỵ Kha miêu tả một Văn Cao trong những cuộc xung đột khi thì năm tiểu thân  làm tiêu mòn một quân tử, khi thì năm quân tử quyết đấu một tiểu nhân. Một Văn Cao ở đỉnh cao của nghệ thuật, cũng một Văn Cao ấy chìm lấp trong số phận như con sông Lấp của quê hương. Phảng phất như một tác phẩm tự sự của chính tác giả những giọt mưa đồng hành. Thấy như anh đang dấu mình trong đó.

 

                                                                3

  Hào 3 quẻ Thuần Khôn bảo rằng hàm súc điều tốt đẹp thì có thể bền được. Hoặc theo việc Nước, không cốt thành công cho riêng mình, thì sau sẽ có kết quả mỹ mãn. (TCHL và… Sđd. Tr. 84). Và điề này với Nguyễn Thuỵ Kha bắt đầu từ năm 1988. Năm này hào 3 quẻ Khôn biến thành hào 3 quẻ Địa Sơn Khiêm. Anh vừa bắt đầu hàm xúc điều tốt đẹp, vừa bị chi phối hào 3 quẻ Khiêm, khó nhọc mà vẫn khiêm nhường, tài đức hơn người, có công không không khoe, làm ơn không cầu báo …(TCHL và …Sđd. Tr. 145).

  Trong Văn Cao người đi dọc biển có một chương mang tên Năm 1988. Thật thú vị. Đấy là năm 1988 của Văn Cao nhưng cô tình cũng là năm 1988 của Nguyễn Thuỵ Kha. bởi vì qua đó thấy được anh đã hàm xúc cái đẹp thế nào, lại thấy anh khiêm nhường giấu mình đi thế nào. Hãy nghe anh kể về đêm nhạc Văn Cao đầu tiên trong mùa xuân Mậu Thìn (17 – 1 -1988) tại nhà văn hoá trung tâm Hà Nội, một đêm nhạc theo anh “sự hồi sinh của Văn Cao mớ trở thành sự thực”.

…Cái thế giới âm thanh của một tâm hồn dào dạt nhiều cung bậc,đã được phát xạ ra không gian nghệ thuật từ nủa thế kỉ, đã có một khoảng thời gian dài im lặng chừng 30 năm, tưởng chừng tan biến, tưởng chừng tắt hẳn, thi` hôm nay, trong mùa xuân con Rồng này, lại đọt ngột lên . Đêm ấy Hà Nội đột ngột trở rét.Ngay từ trước giờ khai mạc rất sớm, người người đã đông chặt ở cửa vào . Vé ngồi bán hết,phải ban s vé đứng.Người đến nghe mỗi người một tâm trạng,nhưng đến nghe mỗi người một tâm trạng,nhưng đều cùng chung một sự im lặng, một nỗi hồi hộp đón chờ.

 Có gì lạ hơn sự thực đâu? Chỉ là thực sự thôi, mà dường như lâu lắm nó thường bị lãng quên,mà dường như lâu lắm nó mới được thốt lên.Những tràng vỗ tay vây lấy Văn Cao.Rồi đêm nhạc bắt đầu vang bay…

Sau phần hoà tấu Trường ca Sông Lô của dàn nhạc mà chủ yếu là viôlông,nhịp hành khúc của những người thợ được đồng ca hát lên rắn rỏi.Những cảm xúc về Bác Hồ của Văn Cao

được Quý Dương diễn tả cùng phần đệm của tốp nữ.Rồi tốp nữ lại dịu dàng tha thiết trong Ngày Mùa.Lại Quý Dương hùng hồn với Thăng Long hành khúc ca.Tiếng vỗ tay trào lên như sóng trùng khi Quý Dương như kêu thốt từ chính trái tim câu hát cuối: “Thăng Long! Thăng Long! Thăng Long thành!”.

… Kim Ngọc dù đã 60 tuổi vẫn để lại một ấn tượng sâu sắc khi hát Thiên Thai, và nhất la` Trương Chi.ở Trương Chi, Kim Ngọc đã hát hay đến từng chữ, từng dấu lặng.Một tình yêu, một bi kịch, một nhân tính cứ dần dần lồ lộ, lồng lộn với một khối âm thanh rồi bất ngờ đổ xuống như thác dốc.Quý Dương lại trở lại với Đàn Chim Việt cùng tốp nữ phụ hoạ.Những ai đã từng dọc đường tàu Nam tiến . Những ai đã từng bộ hành xuyên Việt Bắc ma` đâu đây, trong khán giả có tiếng thầm hát theo.Cả một thời trai đầu cách mạng đang hồi sinh trong bài hát . Rồi tốp nữ trong trang phục màu trăng đang làm trẻ lại một Suối mơ .

  Dường như cả năm 1998  Nguyễn Thuỵ Kha hoà cùng năm 1988 của nhân vật Văn Cao . Khi là những tin vui về Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Hoàng Tích Linh,Nguyễn Hữu Đang,khi la` cuộc gặp vơi Hà Minh Tuân và Đoàn Chuẩn, khi là tin choáng váng về Bùi Xuân Phái vĩnh biệt cõi đời. ” Phái tạo ra Phố Phái bằng tranh, Nguyễn Tuân tạo ra Phố Phái bằng văn , Văn Cao tạo ra Phố Phái băng thơ”. Quán cà phê Lâm toét với bao kỉ niệm của các nghệ sĩ tài danh . Rồi là bệnh viện, và những ngày cuối năm của Văn Cao với tin Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên liên tiếp ra đi. “ÔI năm 1998, năm xen kẽ buồn vui , bệnh tật, hồi sinh và tang chế “.

  Nguyễn Thuỵ Kha có mặt khắp nơi cùng Văn Cao như thế, với tư cách một người em, một người “chín muộn”, khiêm tốn dấu mình đằng sau những việc nhọc nhằn .Mà nhọc nhằn nhất là việc làm tập thơ  Lá của Văn Cao . “Đầu năm 1987, ông đã nhờ tôi tuyển chọn giúp tập thơ Lá từ những cuốn sổ tay cũ kỹ, dán nhấm và phủ bụi của ông. Sau đó thêm sự đọc lại của Nguyễn Trọng Tạo và Thanh Thảo. Đấy là lần tôi được tiếp xúc khá kỹ càng với những gì có được của Văn Cao . Tuy nhiên, đấy là việc làm tinh cảm với ông, nên trong tập thơ Lá khi ấn hành ( năm 1988) , tên chúng tôi không được ghi trong phần tuyển chọn. Ngay cả bài giới thiệu tập thơ cũng bị loại bỏ” . (Sđ d Tr. 505) . Đúng như quẻ Khiêm đã chỉ dẫn.

  Cấu trúc Hà Lạc của Kha mách bảo anh viết chân dung Văn Cao vào năm 1991. Đó là năm quẻ Độn hào 6 của anh. Độn là Trốn, Lánh . Hào 6 bảo rằng ẩn trốn mà ung dung, đàng hoàng, không có gì là không lợi . (TCHL và … Sđ d Tr.240 ) . Nghĩa là năm nay, Kha thu mình lại, khoan thai ngẫm nghĩ, thẩm định, lặng lẽ viết, xuất thần mà viết, và biết rằng mình sẽ cho ra một “chưởng”, như hiệp sĩ Văn Cao năm xưa.Không thẻ muộn hơn vì năm ấy Văn Cao đã yếu lắm. Không thể sớm hơn vì còn đợi một cú hích cho cảm hứng.Cú hích ấy là cuộc tái ngộ vào Tết Tân Mùi năm ấy giữa hai con người tài hoa Tố Hữu và Văn Cao , những người mà “những sáng tạo của suốt thời trẻ, còn đọng lại trong nhau”. Nhưng đã hơn 30 năm nay, ở ngay Hà Nội này họ chua từng gặp nhau.Cái gí đã xen vào giưa khoảng cách dằng dặc ấy? Nguyễn Thuỵ Kha  viết : ” Nhưng dù sao trời đã quang, mây đã tạnh. Bản lĩnh của tuổi già, của thăng trầm đã cho phép mỗi người lọc hết thảy mọi nhiễu loạn”. Anh đặt tên cho chương sách nhỏ ấy là Mùa Xuân tái ngộ mở đầu cho cuốn sách . Viết về Văn Cao thật khó, vì người hiệp sĩ – nghệ sĩ đa tài ấy trải qua đủ những va chạm của thời cuộc . Nhưng Nguyễn Thuỵ Kha , với cái khôn ngoan của người hào 3 quẻ Thuần Khôn và cái thư thái của chặng đường hào 6 quẻ Độn, đã chọn cho mình một lối viêt để không bỏ qua những gì cần nói : viết chân dung Văn Cao người đi dọc biển, tôi không ham kể sự kiện, mà thường muốn nhận ra những gì trăn trở đắng sau các sự kiện, kể cả lúc sáng tạo cũng như lúc vấp phải những sự đời nghiệt ngã. Tôi cảm thấy giọng văn đó, nhịp điệu đó hợp với Văn Cao – như tôi đã biết. (Những gương mặt âm nhạc thế kỉ . Sđ d Tr. 505) Hoá thành một trường ca thơ – văn xuôi, mang đầy đủ dấu ấn của một thời hàm xúc cái đẹp… Văn Cao nhận nhiệm vụ đầu tiên khi vùa bí mật nhập vào hàng ngũ cáhc mạng : anh hãy soạn một bài hát cho quân đội cách mạng chúng ta . Bài Tiến quân ca, sau này thành  Quốc ca , đã được hoài thai như thế nào, vào một buổi chiều 1944.Ta hãy nghe Nguyễn Thuỵ Kha kể :

  Chiều hôm ấy chàng đi dọc theo đường phố Ga, đường Hàng Bông , đường Bồ Hồ, theo thói quen,chàng cố tìm một cái gì để nói. Tìm một âm thanh đầu tiên. Những đường phố quen thuộc ấy thường không vang một âm thanh gì hơn những tiếng nghe buồn bã hàng ngày. Hôm nay phố đông người hơn và lòng chàng thấy vui hơn. Chàng đang chờ nhận một khẩu súng và được tham gia vào đội vũ trang. Chàng đang chuẩn bị một hành động gì có thể là nghệ thuật lúc này. Nhưng đây là một yêu cầu của tổ chức, một công tác, một hành khúc cho một dự báo. Chàng đi mãi tới lúc đèn các phố bật sáng. Bên một gốc cây, bóng mấy người đói khổ trần truồng, loang trên mặt hồ lạnh. Họ đang đun một thứ gì trong một ống bơ sữa bò. Ngọn lửa tím sẫm, bập bùng trong những hốc mắt. Có một đứa bé gái, nó khoảng lên ba. Chàng ngờ ngợ như gặp lại cháu mình. Đôi mắt nó giống như mắt mèo con. Cháu bé không mảnh vải che thân. Nó ngồi ở xa nhìn mấy người lớn sưởi lửa. Hình như nó không phải là con cái số người đó. Hình như nó là đứa trẻ bị lạc, nhưng không phải là đứa cháu. Nó đã chết thật rồi. Có thể nó đã nằm trong đám người chết đói dọc đường Nam Định – Hải Phòng. Chàng bỗng trào nước mắt và quay đi. Đêm ấy, ở căn gác hẹp,nét nhạc đầu tiên của bài Tiến quân ca được hình thành. Nó sẽ là nét đi của đoàn quân vừa đầy căm thù, vừa đầy tình cảm sau tiếng cồng dài thúc dục.

  Âm hưởng Núi của thời Sơn Địa Bác hiên lên đầu ngọn bút, khi Kha viết:

… Văn Cao vẫn ngồi im như núi. Chàng tưởng tượng, từ Vũ Quỹ, bài hành khúc sẽ theo đường dây bí mật lên chiến khu. ở đó những chiến sỹ đầu tiên của đội quân cách mạng sẽ đồng ca rền rừng, vang núi những nối nhạc của chàng .

  Cứ như thế, những tứ thơ, âm vang thơ đi dọc chân dung cuộc đời Văn Cao .Kha cũng không quên điểm tô một nhận xét thú vị mang sắc thái tâm linh : Miền của biển xa hơn nữa là của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ bao giờ ông (tức Văn Cao .XC ) đã học được bài học về chữ Thời của nhà chiến lược- nhà thơ- hà tiên tri của trăm năm về trước.Những câu sấm truyền còn rợp bóng tới hôm nay:” Cửu cửu càn khôn dĩ định” .Lời tiên tri về một con số 9 , con số cùng của dương khí: “cùng tắc biến” .Đời ông không biết do xui khiến gì đã ở hai số nhà 45 và 108 đều mang tổng số bằng 9.ở nhà 45 ông làm ra Tiến quân ca. Còn ở nhà 108 , ông đã bắt đầu như số 1, để rồi im lặng như số 0 và để tiến đến được số 8 như hôm nay.Đấy là những khoảng thời gian phải thấu triệt chữ Thời hơn lúc nào hết.Và tư tưởng người đòng hương xa xưa đã dẫn dắt ông.

  Viết chân dung Văn Cao vào năm quẻ Độn của mình, Nguyễn Thuỵ Kha thật sự đã “độn” đã giấu mình vào trong nhân vật .

  Văn Cao người đi dọc biển thật sự là một quả chín của một người tự xếp mình vào thế hệ chín muộn là Nguyễn Thuỵ Kha .Nhưng chín muộn mà rất ngon, như một trái chín còn lại duy nhất trên cây, như một hào dương duy nhất còn toả sáng trên đỉnh cao quẻ Sơn Địa Bác. Người xưa dạy những người quẻ Bác rằng được trái chín ấy, thì đừng có ăn.Ăn là hết đấy vì nó là trái chín duy nhất còn lại trên cây. Hãy để nó chín nục nạc, nó tự rụng xuống, hạt nó lại nảy mầm thành cây , thành nhiều quả mới, phúc lộc lại đầy.Nguyễn Thuỵ Kha không hề biết mình là người quẻ Bác nhưng do đã biết rèn luyện mình thành người quân tử, (thành một hạt máu xanh trên thân mình tổ quốc ) số phận đã xui khiến anh theo đúng lời dạy của người xưa. Từ một cuốn sách nhỏ rất hay về chân dung Văn Cao , đã nảy mầm thành một tác phẩm có chiều dày sức nặng thẩm mỹ của nghệ thuật phác thảo chân dung nhạc sĩ .Đó là cuốn Những gương mặt âm nhạc thế kỉ (Viện âm nhạc xuất bản – 2001 , 611 trang ), gồm chân dung của các nhạc sĩ được giải thưởng Hồ Chí Minh : Nguyễn Xuân Khoát, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Văn Cao , Hoàng Việt .Trong đó Văn Cao người đi dọc biển nằm gọn như một hạt nhân đầy sức sống .Cuốn sách được nhà thơ- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo coi như một bộ tiểu thuyết tư liệu , dù mang nhiều tưởng tượng và nhận định chủ quan của tác giả , nhưng lại phác hoạ khá chân thực những chân dung nhạc sĩ tài danh đã sống giữa chúng ta, một thời chưa xa, … mở ra một cánh cửa để đi vào kho báu của âm nhạc Việt Nam, phủ sạch lớp bụi thời gian, làm hiện ra lấp lánh, tươi ròng nhữnng giá trị âm nhạc quá khứ, chiếu rọi ánh sáng trên con đường phát triển âm nhạc tương lai (Sđ d. Tr. 7-8)

                                                                                    Tháng Tám – 2001

                                                                              Tặng Nguyễn Thuỵ Kha

                                                                                                8-2001                  

 

6 bình luận to “NGUYỄN THỤY KHA- QUẢ CHÍN MUỘN TRÊN CAO”

  1. Indiana in Conference Finals (New

    The Indiana Fever made the biggest comeback in W.N.B.A. history to defeat the Connecticut Sun, 93-88, in overtime.

  2. New “Bourne” set to top

    New “Bourne” set to top box officeCanada.com,Canada-18 hours agoJennifer Lopez, who is married to Anthony, produced and also stars in

  3. Young pitcher fighting back from

    Young pitcher fighting back from head injuryBoston Globe,MA-4 hours agoWith family and friends gathered around him, Matt Cook opened a

  4. Bài thì hay, đáng đọc lắm nhưng bác xem lại những lỗi chính tả chứ không thì đọc ức chế lắm! Kính chúc bác vui nhiều!

  5. Em biết bác từ lâu, nhưng là biết qua báo chí và truyền hình. Hôm nay em mới có dịp vào trang web của bác để đọc mới ngộ ra rằng. Bác là người đa tài, am hiểu nhiều lĩnh vực và rất cá tính.

  6. vivi099 said

    Cảm ơn bài viết từ việc thật…

Bình luận về bài viết này